Đối với bất kỳ chị em phụ nữ nào, làm mẹ luôn là thiên chức vô cùng thiêng liêng, là niềm mong ước cả đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội đón nhận niềm vui ấy, có rất nhiều người kém may mắn. Nhiều người mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn nên buộc phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Bởi vậy, bệnh lý ác tính này đã cướp đi thiên chức làm mẹ của không biết bao nhiêu chị em phụ nữ ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết về ung thư cổ tử cung để hiểu cách đề phòng căn bệnh nguy hiểm này nhé.

Tìm hiểu thêm về Thuốc Hydroxyurea giúp nâng cao hiệu quả phương pháp xạ trị chữa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là thuật ngữ dùng để gọi tên việc hình thành và phát triển các tế bào ác tính ở cổ tử cung (phần bên dưới của cổ tử cung), các tế bào ác tính tăng sinh bất thường tạo thành khối u ác tính trong cổ tử cung, gây nguy hại đến sức khỏe của chị em phụ nữ.

Biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, thường âm thầm phát triển và rất khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến vài năm, lúc này các tế bào sẽ biến đổi do môi trường âm đạo thay đổi hoặc do bệnh nhân bị nhiễm virus HPV.

Các biểu hiện thường gặp cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung như sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường (ra máu nhưng không phải do đến kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi quan hệ tình dục)
  • Thường xuyên đau nhói vùng xương chậu
  • Việc tiểu tiện gặp khó khăn
  • Sưng chân

Bệnh ung thư cổ tử cung xuất phát từ nguyên nhân nào?

Theo nghiên cứu thực tế hiện nay, bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới đa số là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV). Virus HPV lại bao gồm nhiều loại khác nhau, một só loại chỉ gây ra mụn cóc sinh dục không nguy hiểm, còn một số loại khác gây ra các bệnh ung thư quái ác như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn,…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra

  • Không chung thủy, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn
  • Bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác
  • Người có tiền sử bị chứng loạn sản cổ tử cung
  • Người có mẹ, chị, em gái ruột tiền sử bệnh ung thư cổ tử cung
  • Người hút thuốc nhiều
  • Người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục 
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu ớt
  • Trẻ sơ sinh bị nhiê virus HPV do người mẹ có sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES- thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong khi mang thai.

Phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung và các phương pháp điều trị

Chị em phụ nữ cần thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần để có cơ hội phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Pap cho những người nghi ngờ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Phương pháp này có khả năng phát hiện các tế bào ác tính trong cổ từ cung.

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh làm song song xét nghiệm HPV để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Thậm chí những người có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ được làm xét nghiệm sinh thiết để khẳng định kết quả bệnh cuối cùng.

Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, bao gồ: phẫu thuật cắt tử cung, hóa trị (sử dụng hóa chất tiêu diệt tế bào ác tính), xạ trị (sử dụng tia năng lượng cao để triệt tiêu và hạn chế sự xâm lấn của tế bào ung thư).

Có thể bạn quan tâm đến bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *